Đề Thi Thử Lần 2 THPT Quốc Gia Năm 2019 - Sở GD&ĐT Quảng Trị - THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Khoa Học Tự Nhiên
40 Câu Hỏi
50 Phút
Điểm Cao: 7.75
Trung Bình: 5.79

Câu số 21:   Biết bán kính Bo là $r_0 = 5,3.10^{-11}$ m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hidrô bằng

Câu số 22:   Hai laze A và B có công suất phát quang tương ứng là 0,5 W và 0,6 W. Biết tỷ số giữa số phôtôn của laze B với số phôtôn của laze A phát ra trong một đơn vị thời gian là 2/15. Tỷ số bước sóng $\lambda_A$\$\lambda_B$ là

Câu số 23:   Trong các hạt nhân $^{206}_{82}Pb$; $^{226}_{88}Ra$; $^{210}_{84}Po$ và $^{238}_{92}U$, hạt nhân nào có nhiều nơtron nhất?

Câu số 24:   Đặt một vật AB có dạng đoạn thẳng trước thấu kính hội tụ, vuông góc trục chính, khi đó

Câu số 25:   Một con lắc đơn có chiều dài 1,5 m, được treo trên trần một chiếc xe đang chuyển động chậm dần đều theo phương ngang trong một khoảng thời gian dài. Biết trong 5 s cuối cùng trước khi dừng hẳn xe đi được 10 m. Lấy $g=9,8 m/s^2$ và bỏ qua mọi lực cản đối với con lắc. Tốc độ cực đại của con lắc sau khi xe dừng hẳn gần với giá trị nào sau đây nhất?

Câu số 26:   Mắc lần lượt hai điện trở $R_1$ và $R_2$ ($R_1$ < $R_2$) vào nguồn điện có suất điện động 14 V và điện trở trong 2 Ω thì công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài trong hai trường hợp như nhau. Nếu mắc hai điện trở $R_1$ và $R_2$ song song với nhau vào nguồn điện trên thì cường độ dòng điện qua nguồn khi đó bằng 5 A. Tỷ số giữa $R_1$ và $R_2$ là

Câu số 27:   Một đoạn mạch điện xoay chiều thoe thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở thuần và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi $C = C_0$ thì điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm nối tiếp điện trở lệch pha π/2 so với điện áp tức thời hai đầu cả đoạn mạch. Gọi $U_L, U_R$ và $U_C$ lần lượt là điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm, điện trở và tụ điện. Nếu sau đó tăng C thì

Câu số 28:   Hai con lắc lò xo giống nhau treo vào hai điểm trên cùng giá đỡ nằm ngang. Khối lượng lò xo không đáng kể, trọng lượng vật nặng mỗi con lắc là 10 N. Ban đầu người ta đưa vật nặng của cả hai con lắc thứ nhất đến vị trí lò xo không biến dạng. Tại thời điểm t=0, người ta buông nhẹ vật nặng con lắc thứ nhất. Ngay khi con lắc thứ nhất qua vị trí cân bằng lần đầu tiên thì người ta buông nhẹ vật nặng con lắc thứ hai. Hợp lức do hai con lắc tác dụng lên giá đỡ có độ lớn cực đại gần với giá trị nào sau đây nhất?

Câu số 29:   Cho mạch giao động LC gồm cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Tại thời điểm $t_1$ thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là $i_1$, điện áp trên tụ là $u_1$. Đến thời điểm $t_2=t_1 + π\sqrt{LC}/2$ thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là $i_2$ và điện áp trên tụ là $u_2$. Gọi $I_0$ là cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm. Hệ thức nào sau đây không đúng?

Câu số 30:   Một sóng ngang truyền dọc theo sợi dây đàn hồi dài với tốc độ 3 m/s, tần số sóng là 10 Hz, biên độ sóng không đổi bằng 2 cm. Hai phần tử M, N trên dây có vị trí cân bằng cách nhau 10 cm. Vận tốc tương đối của M so với N độ lớn cực đại bằng


Chưa có bình luận nào
Cần phải nhập lời bình!