Đề Thi Thử Lần 1 THPT Quốc Gia Năm 2019 - Sở GD&ĐT Hải Dương - THPT chuyên Nguyễn Trãi - Vật Lý
40 Câu Hỏi
50 Phút
Điểm Cao: 9.50
Trung Bình: 5.12

Câu số 31:  

Đám nguyên tử hiđrô ở trạng thái kích thích có mức năng lượng EO, khi chuyển về trạng thái kích thích có mức năng lượng EL sẽ có khả năng phát ra số vạch phổ tối đa thuộc miền nhìn thấy là:

Câu số 32:  

Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. Khi đó vectơ cường độ điện trường có

Câu số 33:  

Một khung dây dẫn phẳng, dẹt có 500 vòng, mỗi vòng có diện tích 600 cm2. Khung dây quay đều quanh trục nằm trong mặt phẳng khung với tốc độ 3000 vòng/phút, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn B = 0,1 T. Chọn gốc thời gian lúc pháp tuyến của mặt phẳng khung cùng hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là

Câu số 34:  

Một con lắc đơn đang nằm yên ở vị trí cân bằng, dây treo có phương thẳng đứng. Truyền cho vật nặng một tốc độ v0 = 40cm/s theo phương ngang thì con lắc đơn dao động điều hòa. Biết rằng tại vị trí có li độ góc α = 0,1$\sqrt3$ rad thì nó có vận tốc v = 20cm/s. Lấy g=10m/s2. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận tốc cho vật, chiều dương cùng chiều vận tốc ban đầu. Phương trình dao động của con lắc theo li độ dài là:

Câu số 35:  

Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính hội tụ, cho một ảnh thật cách thấu kính 80cm. Nếu thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng vào chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh của AB sẽ nằm cách thấu kính 20cm. Tiêu cự của các thấu kính nói trên lần lượt là:

Câu số 36:  

Một vật trượt không ma sát và không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m, nghiêng góc 60o so với phương thẳng đứng (cho gia tốc trọng trường là 10m/s2). Vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng là:

Câu số 37:  

Hạt nhân 234U ban đầu đứng yên rồi phân rã phóng xạ anpha và biến đổi thành hạt nhân 230Th. Bỏ qua năng lượng của tia gamma, cho khối lượng các hạt nhân là mα=4,0015u, mU=233,9904u, mTh=229,9737u và 1uc2=931,5MeV. Tốc độ hạt anpha và hạt nhân 230Th sau phản ứng gần bằng:

Câu số 38:  

Cho hai nguồn sóng kết hợp cùng biên độ, ngược pha đặt tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước, S1S2=13cm, S1y là nửa đường thẳng nằm trên mặt nước, ban đầu S1y trùng với S1S2. Điểm C luôn nằm trên S1y và S1C=5cm. Cho S1y quay quanh S1 đến vị trí sao cho S1C là trung bình nhân giữa hình chiếu của chính nó lên S1S2 và S1S2. Lúc này C nằm trên vân cực đại giao thoa thứ 4 tính từ trung trực của S1S2. Số điểm mà phân tử vật chất tại đó dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2

Câu số 39:  

Cho mạch điện AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 = 100Ω mắc nối tiếp với tụ C1 có điện dung thay đổi được và mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L1 = 0,318H; đoạn mạch MB có hộp kín X chứa hai trong ba phần tử mắc nối tiếp (điện trở thuần Ro, cuộn cảm thuần Lo, tụ Co). Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200V, có tần số f = 50Hz.

- Khi C1 = 1,59.10-5F thì uMB nhanh pha hơn uAM một góc α = $\frac{5π}{12}$ rad.

- Nếu điều chỉnh C1 để uAM trùng pha với dòng điện thì công suất tiêu thụ của mạch là P = 200W. Giá trị các phần tử chứa trong hộp kín X:

Câu số 40:  

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nhỏ A có khối lượng M = 200g đang đứng yên ở trạng thái lò xo không biến dạng. Dùng vật nhỏ B có khối lượng m = 50g bắn vào A dọc theo trục lò xo với tốc độ v = 4m/s; coi va chạm giữa hai vật là va chạm mềm. Biết hệ số ma sát giữa các vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,01. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của hệ vật lúc gia tốc đổi chiều lần thứ 3 kể từ thời điểm va chạm gần giá trị nào nhất sau đây:


Chưa có bình luận nào
Cần phải nhập lời bình!