Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Khoa Học Tự Nhiên
40 Câu Hỏi
50 Phút
Điểm Cao: 9.50
Trung Bình: 6.06

Câu số 21:   Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng K là $r_0$. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng O về quỹ đạo dừng M thì bán kính quỹ đạo giảm

Câu số 22:   Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 0,5 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, khoảng cách từ vân sáng bậc ba đến vân trung tâm là

Câu số 23:   Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?

Câu số 24:   Một sóng vô tuyến truyền trong chân không có bước sóng 50 m thuộc loại

Câu số 25:   Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính tại A cho ảnh A’B’. Biết A’B’ cao gấp ba lần AB và cách AB một khoảng 120 cm. Thấu kính này là thấu kính

Câu số 26:   Một bể có đáy phẳng, sâu 1,6m chứa đầy nước. Chiếu một tia sáng là hỗn hợp của hai thành phần đơn sắc đỏ và tím vào mặt nước dưới góc tới $60^0$. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và với ánh sáng tím là 1,343.Khoảng cách giữa hai vệt sáng thu được ở đáy bể là

Câu số 27:   Ở mặt nước, tại hai điểm Avà B cách nhau 8 cm, có hai nguồn giống nhau dao động theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng 1 cm. M, N là hai điểm thuộc mặt nước cách nhau 4cm và ABMN là hình thang cân (AB//MN). Để trong đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang có giá trị nào sau đây?

Câu số 28:   Có hai con lắc lò xo giống nhau dao động điều hoà trên trên hai đường thẳng kề nhau và cùng song song với trục Ox, có vị trí cân bằng nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc với trục Ox tại O. Biên độ của con lắc một là 4 cm, của con lắc hai là $4\sqrt3$ cm, con lắc hai dao động sớm pha hơn con lắc một. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là 4 cm. Khi động năng của con lắc một đạt cực đại là W thì động năng của con lắc hai là

Câu số 29:   Đặt điện áp xoay chiều có $u = U_0cos(ωt + φ)$ (V) ($U_0$ và φ không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Biết biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là $i_1 = \sqrt5cos(ωt + \fracπ3)$ (A). Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện trong mạch là $i_2 = \sqrt5cos(ωt - \fracπ6)$ (A) Nếu ngắt bỏ cuộn cảm thì cường độ dòng điện trong mạch là

Câu số 30:   Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu mạch AB gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được như hình vẽ. Khi L = $L_1$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu AM không phụ thuộc vào R. Ứng với mỗi giá trị của R, khi L = $L_2$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tích $L_1$.$L_2$ theo R. Để công suất tiêu thụ của mạch ứng với mỗi R đạt cực đại thì giá trị của L là


Chưa có bình luận nào
Cần phải nhập lời bình!