Đề Thi Thử Lần 2 THPT Quốc Gia Năm 2019 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Liên Trường THPT - Khoa Học Tự Nhiên
40 Câu Hỏi
50 Phút
Điểm Cao: 6.75
Trung Bình: 6.54

Câu số 31:   Cho phản ứng hạt nhân: $$p + ^7_3Li \rightarrow X + ^4_2He.$$ Mỗi phản ứng toả ra một năng lượng Q = 17,3 MeV. Cho số Avôgađrô NA = $6,023.10^{23}mol^{-1}$. Năng lượng toả ra khi 1 gam Hêli tạo thành có giá trị bằng

Câu số 32:   Một bình ăcquy được nạp điện dưới hiệu điện thế 12V thì một nửa điện năng tiêu thụ bị tỏa ra dưới dạng nhiệt bên trong ăcquy. Ăcquy này có suất điện động bằng

Câu số 33:   Một con lắc lò xo có độ cứng k, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nặng m = 100 g rồi kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu bằng 3. Lấy $g = 10 m/s^2$. Biết ở vị trí cân bằng lò xo giãn 8 cm. Khi tốc độ của vật có giá trị bằng một nửa tốc độ cực đại thì độ lớn của lực hồi phục lúc đó bằng

Câu số 34:   Mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh mắc vào hai đầu ra của máy phát điện xoay chiều một pha. Khi tốc độ quay của roto là n (vòng/phút) thì công suất là P và hệ số công suất là $\sqrt3 \over2$. Khi tốc độ quay của roto là 2n (vòng/phút) thì công suất là 5P và lúc này mạch có tính cảm kháng. Khi tốc độ quay của roto là $n\sqrt2$ (vòng/phút) thì công suất của mạch bằng

Câu số 35:   Cho cơ hệ gồm: hai thanh ray Ax và By có điện trở thuần không đáng kể, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang cách nhau một khoảng $\ell = 20 cm$; lò xo có độ cứng $k = 10 N/m$ ; đoạn dây MN có khối lượng $m = 200 g$ có thể chuyển động tịnh tiến không ma sát nhưng luôn vuông góc và tiếp xúc với hai thanh ray. Hệ thống được đặt trong từ trường đều $B = 0,6T$; tụ có điện dung $C = 40μF$. Kích thích cho MN dao động điều hòa. Chu kì dao động bằng

Câu số 36:   Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện phẳng $C_0$ và một cuộn dây có độ tự cảm L. Trong mạch có dao động điện từ với chu kì $T_0$. Khi cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại thì người ta điều chỉnh khoảng cách giữa các bản tụ điện, sao cho độ giảm của cường độ dòng điện trong mạch sau đó tỉ lệ với bình phương thời gian; chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu điều chỉnh. Sau một khoảng thời gian t bằng bao nhiêu kể từ lúc bắt đầu điều chỉnh thì cường độ dòng điện trong mạch bằng không?

Câu số 37:   Một thấu kính hội tụ có tiêu cự $f = 10$ cm. Ban đầu điểm sáng S nằm trên trục chính và cách thấu kính 12 cm, sau đó cho thấu kính dịch chuyển ra xa S với vận tốc không đổi v = 1 cm/s theo phương dọc trục chính. Tốc độ của ảnh S’ so với vật S đạt giá trị nhỏ nhất ở thời điểm

Câu số 38:   Cho đoạn mạch AB như hình vẽ. Biết R = 80 Ω, r = 20 Ω. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều $u=U\sqrt2cos(100\pi t)$ (V). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp tức thời giữa hai điểm A, N $(u_{AN})$ và giữa hai điểm M , B $(u_{MB})$ theo thời gian được biểu diễn như hình vẽ. Điện áp hiệu dụng U đặt vào hai đầu mạch có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu số 39:   Trong một giờ thực hành một học sinh muốn một quạt điện loại 180V – 120W hoạt động bình thường dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở có giá trị 70 $Ω$ thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

Câu số 40:   Ở trạng thái cơ bản electron trong nguyên tử hidro chuyển động trên quỹ đạo K có bán kính $r_0 = 5,3.10^{-11}$m. Cường độ dòng điện do chuyển động của các electron trên quỹ đạo K và M gây ra lần lượt là $I_1$ và $I_2$. Chọn phương án đúng.


Chưa có bình luận nào
Cần phải nhập lời bình!