Đề thi thử môn Sinh 2020, Liên Trường THPT -- Ban KHTN – Nghệ An
40 Câu Hỏi
50 Phút
Điểm Cao: 6.25
Trung Bình: 5.53

Câu số 31:  

Khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hóa lactôzơ vẫn được tạo ra. Có bao nhiêu giả thuyết sau đây đúng với hiện tượng trên?

I. Do vùng khởi động (P) của opêron bị bất hoạt.

II. Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được prôtêin ức chế.

III. Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với prôtêin ức chế.

IV. Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.

Câu số 32:  

Ở một loài thực vật, khi cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 5625 cây cao và 4375 cây thấp. Cho 2 cây thân cao F2 giao phấn với nhau. Theo lý thuyết, tỉ lệ cây thân thân thấp có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là

Câu số 33:  

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), ở F1 thu được 1200 cây. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?

I. Có thể có 1200 cây thân cao, hoa đỏ.

II. Các loại kiểu gen luôn có tỉ lệ bằng nhau.

III. Nếu có 300 cây thân thấp, hoa trắng thì sẽ có 900 cây thân cao, hoa trắng.

IV. Nếu có 600 cây thân cao, hoa trắng thì chỉ có 2 loại kiểu gen.

Câu số 34:  

Ở một cơ thể động vật có bộ lưỡng bội NST lưỡng bội 2n = 14. Trên mỗi cặp NST chỉ xét 2 cặp gen dị hợp. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và mỗi tế bào chỉ có hoán vị gen ở 1 cặp NST. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các loại giao tử được tạo ra?

I. Số loại giao tử tối đa là 256.

II. Số loại giao tử liên kết là 64.

III. Số loại giao tử hoán vị là 896.

IV. Mỗi tế bào của cơ thể này có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử.

 

Câu số 35:  

Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (Aa) tự thụ phấn được F1, biết không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ F1, xác suất thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?

Câu số 36:  

Giả sử một quần thể ở 1 loài thực vật có 4 thể đột biến NST được kí hiệu là M, N, P và Q. Số lượng NST và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này như bảng sau:

Nếu trong nhân tế bào sinh dưỡng của loài này có bộ NST 2n = 20 và hàm lượng ADN là 4pg thì

theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đột biến M có thể là đột biến lệch bội thể ba.

II. Thể đột biến N có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.

III. Thể đột biến P có thể là đột biến tam bội.

IV. Thể đột biến Q có thể là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.

Câu số 37:  

Ở một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P:  $♀ \frac{\mathrm{AB} }{\mathrm{Dd} }♀\mathrm {ABDd } \times ♂\frac{\mathrm{AB} }{\mathrm{Dd} } ♂\mathrm{OABDd}$ , thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết không xảy ra đột biến và mọi diễn biến ở quá trình phát sinh giao tử ở 2 giới là như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với F1?

I. Loại cá thể mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 42%.

II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có 3 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể mang 3 alen trội là $\frac{52}{177} \cdot 52177$

III. Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 14,75%.

IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, loại cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ $\frac{20}{59} .2059$

Câu số 38:  

Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Xét phép lai P: DD × dd, thu được các hợp tử F1. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử F1 rồi cho phát triển thành cây hoàn chỉnh. Biết rằng chỉ có 50% hợp tử F1 bị tứ bội hóa, còn lại ở dạng lưỡng bội. Các hợp tử F1 phát triển bình thường và thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với F2?

I. Có 2 kiểu gen qui định quả vàng.

II. Có tối đa 12 loại kiểu gen.

III. Có tối đa 9 kiểu gen qui định kiểu hình quả đỏ.

IV. Có 25% số cây quả đỏ lưỡng bội thuần chủng.

Câu số 39:  

Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Tần số các alen A = 0,7; a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6. Nếu không xảy ra đột biến thì theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Số loại kiểu gen, số loại kiểu hình của quần thể lần lượt là 9 và 4.

II. Trong quần thể, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 38,52 %.

III. Trong quần thể, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 30,16%.

IV. Trong quần thể, cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 27,84%.

Câu số 40:  

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả một bệnh di truyền ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Gen gây bệnh liên kết với gen I mã hóa cho hệ nhóm máu ABO (nhóm máu A có kiểu gen $I^{A} I^{A}, I^{A} I^{O} ;$ nhóm máu B có kiều gen $I^{B} I^{B}, I^{B} I^{O} ;$ nhóm máu O có kiều gen $I^{O} I^{O} ;$ nhóm máu AB có kiều gen $I^{A} I^{B}$ ) và khoảng cách giữa 2 gen này là $11 \mathrm{cM}$.

I. Xác định được kiểu gen của 8 người.

II. Khả năng cặp vợ chồng 5 - 6 sinh được một người con không bị bệnh là 50%.

III. Người vợ của cặp vợ chồng 5 - 6 mang thai nhi có máu B, xác suất đứa con này không bị bệnh là 89%.

IV. Khả năng cặp vợ chồng 10 - 11 sinh đứa con nhóm máu AB và bị bệnh là 25%.


Chưa có bình luận nào
Cần phải nhập lời bình!